HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ là một thuật ngữ mới, các doanh nghiệp khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ trong việc tiếp cận, cũng như chuẩn bị các thông tin tìm hiểu trước khi áp dụng cho doanh nghiệp mình. Sau đây, A&T Toàn Cầu sẽ giải thích và hướng dẫn những thủ tục cơ bản nhằm cung cấp một số thông tin cần thiết giúp Quý khách hàng có thể hiểu hơn về Hóa đơn điện tử:
1/ Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tcm, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tài quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử định một lần duy nhất.
Nhiều chủ doanh nghiệp có thể còn thắc mắc rằng loại hóa đơn này có khác gì so với hóa đơn giấy thông thường không? Theo thông tư 119 năm 2018 của Chính Phủ thì nội dung của hóa đơn điện tử bao gồm:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
đ) Tổng số tiền thanh toán;
e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
3. Tại sao hóa đơn điện tử lại được sử dụng phổ biến như vậy?
- Với việc sử dụng loại hóa đơn này sẽ tiết kiệm tối đa chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn.
- Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.
- Quá trình thanh toán nhanh hơn.
- Góp phần bảo vệ môi trường.
HOTLINE: 0983.749.972 - 0968.810.303
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ A&T TOÀN CẦU
Đ/c: Số nhà 7, ngách 21/80, đường Yên Xá, Thôn Yên Xá, X Tân Triều, H. Thanh Trì, TP Hà Nội, Việt Nam
Website: ketoanthuchanh.net.vn